Danh sách “đen” các thành phần gây tắc lỗ chân lông

Đối với các bạn đang gặp vấn đề về lỗ chân lông, mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn viêm thì việc lựa chọn đúng được sản phẩm chăm sóc da và điều trị mụn không chứa thành phần gây tắc lỗ chân lông, làm da tệ hơn là một điều quan trọng. Vậy bạn đã biết những thành phần gây tắc lỗ chân lông là gì để tránh xa chưa? Cùng TheSoulmate xem ngay nhé!

0
11992

Đối với các bạn da dầu, da hỗn hợp thiên dầu đang gặp vấn đề về lỗ chân lông, mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn viêm/ acne break-outs thì điều mà khiến các bạn lo lắng nhất đó là làm thế nào để lựa chọn đúng được sản phẩm chăm sóc da và điều trị mụn mà không làm da trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, TheSoulmate gặp được rất nhiều bạn khi lựa chọn kem chống nắng đều có chung một thắc mắc, là nó có gây mụn và làm tắc lỗ chân lông hay không?

Vậy, làm thế nào để biết được sản phẩm đó có gây tắc lỗ chân lông hay không? Câu trả lời nằm ở bài viết này của TheSoulmate đó nha!

TẠO THÓI QUEN ĐỌC BẢNG THÀNH PHẦN TRƯỚC KHI MUA

Có những thứ có thể dễ dàng thẳng tay mua sắm khi thích nhưng đối với các sản phẩm dưỡng da, chăm sóc tóc… thì một chân lý sáng ngời đó là “hãy kiểm tra bảng thành phần trước khi rút tiền ra khỏi ví”, ngay cả khi sản phẩm đó gắn nhãn “Không làm tắc nghẽn lỗ chân lông/Won’t Clog Pore” hoặc “Không gây mụn/Non-comedogenic”.

Luôn tạo thói quen đọc bảng thành phần trước khi mua mỹ phẩm

Các bạn có thể tìm thấy bảng thành phần của sản phẩm cần tìm trên website hoặc yêu cầu người bán cung cấp cho mình nhé!

Tuy nhiên, việc có một số chất bạn rất hay gặp trong hầu hết các dòng sản phẩm chăm sóc da cũng nằm trong danh sách “đen” này thì cũng đừng quá lo lắng quá nhé, vì một số chất được đánh giá rất thấp trong khả năng gây mụn cũng sẽ được liệt kê. Và điều quan trọng nhất vẫn là lắng nghe làn da của bạn cũng như kiến thức và quan điểm về skincare của bạn nữa.

“NẰM LÒNG” DANH SÁCH CÁC THÀNH PHẦN GÂY TẮC LỖ CHÂN LÔNG

Nếu bạn đang sở hữu làn da siêu nhạy cảm hay bạn đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng nhất của cuộc đời là acne break-outs/ mụn ồ ạt, thì TheSoulmate tin rằng bài viết này sẽ trở thành người bạn đồng hành tuyệt vời khi bạn có ý định tìm cho mình một sản phẩm dưỡng da để tự chăm sóc da tại nhà. Hãy cùng ghi nhớ danh sách “đen” này để có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm lành tính và an toàn nhất nha!

Lưu ý: Những thành phần hay gặp được in đậm các bạn nha!

A-

  • Acetylated Lanolin: Lanolin là một thành phần tự nhiên được tiết ra từ da cừu để giữ cho lớp lông của loài vật này mềm mại, nó giống như da chúng ta tiết ra bã nhờn để da trông căng bóng hơn. Lanolin thường được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da để làm mềm và cung cấp độ ẩm, tuy nhiên, chất này có khả năng gây mụn cao (highly comedogenic). Một vài dẫn xuất của Lanolin là Acetylated lanolin alcohol, ethoxylated lanolin, PEG 16 lanolin hoặc ít phổ biến hơn là Solulan 16.
  • Acetylated Lanolin Alcohol
  • Algae Extract/Chiết xuất từ tảo: Thành phần khó chịu này có thể được tìm thấy trong một số sản phẩm che khuyết điểm và được đánh giá là 5 trên thang comedogenic. Chất này rất khó chịu cho da và chắc chắn sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn. Nên cố gắng take note lại hoặc nhớ các bạn nha!
  • Algin
  • Almond Oil/Dầu hạnh nhân: Dầu hạnh nhân là một thành phần tự nhiên, tuy nhiên nó có khả năng làm tắc nghẽn lỗ chân lông khi sử dụng trên mặt. Nhưng bạn có thể sử dụng chất này như là một chất dưỡng ẩm cho cơ thể vì nó cung cấp hydrat hóa cho làn da siêu khô. Nó được xếp hạng 2 trên thang comedogenic, vậy nên bạn nhớ là phải tránh sử dụng dầu hạnh nhân tự nhiên trên da mặt, ngực hay những vùng da đã từng bị mụn nhé!

B-

  • Benzaldehyde: Đây là một loại chất tạo mùi hay được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da để tạo mùi thơm. Tuy nhiên, nó được đánh giá ở mức khoảng 3,5 trên thang comedogenic, gây tắc lỗ chân lông và kích ứng da giống như các mùi hương nhân tạo khác.
  • Butyl Stearate

C-

  • Carrageenan
  • Cetyl Acetate
  • Cetearyl Alcohol + Ceteareth 20
  • Chondrus Crispus (aka Irish Moss or Carageenan Moss)
  • Chlorella
  • Coal Tar
  • Cocoa Butter
  • Coconut Alkanes
  • Coconut Butter
  • Coconut Oil
  • Colloidal Sulfur
  • Cotton Awws Oil
  • Cotton Seed Oil

D-

  • D & C Red (#17; #21; #3; #30; #36): Chất này sẽ xuất hiện dưới dạng ‘D & C Red’ trên nhãn kèm theo một con số.D & C # 19 bị cấm, nhưng một vài loại vẫn được tìm thấy trên thị trường như D & C Red # 3, D & C Red # 21, D & C Red # 30, D & C Red # 36, D & C Red # 40, D & C Red #27. Hai chất 27 và 40 có khả năng gây mụn cao, trong khi các chất con lại được đánh giá mức trung bình. Đây là chất tạo nên màu sắc cho mỹ phẩm ví dụ như phấn má và các chất này có thể là nguyên nhân chính dẫn tới các nột mụn xấu xí trên vùng má của bạn đó ạ :(.
  • Decyl Oleate
  • Dioctyl Succinate
  • Disodium Monooleamido PEG 2- Sulfosuccinate

E-

  • Ethoxylated Lanolin
  • Ethylhexyl Palmitate: Thành phần này được tìm trong bronzer của thương hiệu trang điểm cao cấp NARS. Giống như Isopropyl Palmitate, Ethyhexyl Palmitate cũng là một axit béo và được đánh giá là 4 trên thang comedogenic. Thành phần này khả năng cao tạo nên các vết sưng kích ứng nhỏ do lỗ chân lông bị tắc.

G-

  • Glyceryl Stearate SE
  • Glyceryl-3 Diisostearate

H-

  • Hexadecyl Alcohol
  • Hydrogenated Vegetable Oil

I-

  • Isocetyl Alcohol
  • Isocetyl Stearate
  • Isodecyl Oleate
  • Isopropyl Isostearate
  • Isopropyl Linolate
  • Isopropyl Myristate
  • Isopropyl Palmitate: Axít béo này là một thành phần phổ biến trong nhiều loại kem dưỡng ẩm có màu và được đánh giá là 4 trên thang comedogenic.
  • Isostearyl Isostearate
  • Isostearyl Neopentanoate

K-

  • Kelp

L-

  • Laminaria Digitata Extract
  • Laminaria Saccharina Extract (Laminaria Saccharine)
  • Laureth-23
  • Laureth-4
  • Lauric Acid: Được đánh giá cao 4/5 trên thang comedogenic, thường có trong dầu dừa.
    Tuy nhiên dầu dừa hữu cơ mang lại rất nhiều ích lợi cho cơ thể của bạn. Vì vậy, trước khi khẳng định Lauric acid là thủ phạm gây mụn, thì chúng ta nên chắc chắn loại bỏ các yếu tố khác như mất cân bằng nội tiết hoặc chế độ ăn uống thiếu chất góp phần làm tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.
  • Lauroyl Lysine: Thành phần này được tìm thấy trong nhiều loại phấn bột dẫn đến lỗ chân lông bị tắc. Nó được đánh giá khá cao trên quy mô comedogenic.

M-

  • Mink Oil
  • Myristic Acid
  • Myristyl Lactate
  • Myristyl Myristate

O-

  • Octyl Palmitate
  • Octyl Stearate
  • Oleth-3
  • Oleyl Alcohol

P-

  • PEG 16 Lanolin
  • PEG 200 Dilaurate
  • PEG 8 Stearate
  • PG Monostearate
  • PPG 2 Myristyl Propionate
  • Plankton
  • Polyglyceryl-3 Diisostearate
  • Potassium Chloride
  • Propylene Glycol Monostearate

R-

  • Red Algae

S-

  • Seaweed
  • Shark Liver Oil (Squalene)
  • Shea Butter: Bơ hạt mỡ là chất tuyệt vời tuyệt vời để giữ ẩm cho cơ thể nhưng lại là chất “kị” với da mặt của bạn. Chất này quá béo và có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn.
  • Sodium Laureth Sulfate
  • Sodium Lauryl Sulfate
  • Sodium Chloride: Là tên gọi “sang chảnh” của muối, trong khi muối có lẽ sẽ được xem như chất tẩy tế bào chết tự nhiên, dễ tìm tuy nhiên nó lại phản tác dụng và làm tắc lỗ chân lông của bạn khá nặng. Được đánh giá là 5/5 trên thang comedogenic,vậy nên, hãy tránh Sodium Chloride ra nhé!
  • Solulan 16
  • Sorbitan Oleate
  • Soybean Oil
  • Spirulina
  • Steareth 10
  • Stearic Acid: Thành phần này được tìm thấy ở một số sản phẩm trang điểm nền cao cấp. Mặc dù được đánh giá là khá thấp trên thang điểm comedogenic, thành phần này vẫn được xếp vào tiềm năng làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Tuy nhiên, nếu bạn không sở hữu làn da nhạy cảm và dễ bị nổi mụn thì cũng không quá lo ngại về thành phần này đâu nhé!
  • Stearic Acid Tea
  • Stearyl Heptanoate
  • Sulfated Castor Oil
  • Sulfated Jojoba Oil

W-

  • Wheat Germ Glyceride
  • Wheat Germ Oil:  Bột mầm lúa mì có lợi cho sức khỏe của bạn ăn, nhưng dầu mầm lúa mì thì lại được xếp vào thành phần nên tránh. Được đánh giá là cao trên thang điểm comedogenic, nên bạn cân nhắc thật kĩ khi sản phẩm của bạn sử dụng loại dầu này nhé!

X-

  • Xylene

Trên đây là danh sách các thành phần cần tránh trong tất cả sản phẩm chăm sóc da, trang điểm, chăm sóc tóc mà TheSoulmate tổng hợp được. Nếu như bạn biết các thành phần khác cũng nên nằm trong “black list” thì hãy comment hoặc để lại lời nhắn cho TheSoulmate hoàn thiện danh sách nha!

Như đã nhắc ở lời mở đầu, không phải ai cũng có phản ứng với các thành phần trên. Vậy nên, chúng ta hãy khách quan đánh giá dựa trên các sản phẩm trong routine lâu nay của mọi người nhé! Tụi mình sẽ luôn có các giải pháp thay thế an toàn hơn cho các sản phẩm chứa thành phần mà bạn không hợp đó nha!

Hi vọng qua bài viết này, TheSoulmate có thể giúp các bạn chọn được các sản phẩm an toàn, bảo vệ được da không bị tắc nghẽn lỗ chân lông, từ đó, cũng cải thiện được vấn đề mụn đầu đen, mụn ẩn và các nguy cơ kích ứng khác nhé!

Your soulmate ❤